Bắc Bình: NHỮNG KẾT QUẢ NỔI BẬT TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO DÂN TỘC THIỂU SỐ

Bắc Bình là một huyện Miển núi có 17 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó có 7 xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số ( DTTS ) gồm: Phan Sơn, Phan Lâm, Phan Tiến, Phan Điền, Phan Hòa, Phan Hiệp và Phan Thanh; 02 xã đồng bào dân tộc Nùng, Tày, Hoa là Hải Ninh và Sông Lũy; có 05 thôn đồng bào dân tộc thiểu số sống xen ghép (thôn Sông Bằng, Đá Trắng thuộc xã Sông Bình; thôn An Hòa và An Lạc thuộc xã Bình An, thôn Lương Bắc thuộc Thị trấn Lương Sơn. Số xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định/QĐ-TTg là 06 ( 33,33%) gồm Phan Sơn, Phan Lâm, Phan Tiến, Phan Điền, Bình An và Sông Bình, có 8 thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi Quyết định  447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 gồm thôn An lạc xã Bình An; thôn Phú Điền xã Phan Điền; thôn cầu Vượt, Đá Trắng, Tân Hòa xã Sông Bình; thôn 2 (LaYaMau) xã Phan Lâm, thôn 1(Ka Líp), thôn 3 ( Ka Lúc) xã Phan Sơn và thôn Tiến Đạt  xã Phan Tiến. Phần đông  bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu nhờ vào sản xuất nông nghiệp, một số ít kinh doanh và buôn bán nhỏ.

        Đến cuối năm 2016  toàn huyện có 1.202 hộ nghèo ( tỷ lệ 3,64%), hộ cận nghèo 1.442 hộ ( tỷ lệ 4,73%) trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là 683 hộ chiếm 56,82% so với hộ nghèo toàn huyện; trong số này hộ nghèo Người cao tuổi đồng bào dân tộc thiểu số là 138 hộ chiếm 31,7% so với tổng số hộ nghèo là Người cao tuổi toàn huyện) hộ cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là 736 hộ chiếm 51,04% so với hộ nghèo toàn huyện.

       Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách đối  hộ đồng bào DTTS, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành, các cấp và Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện cho vay các chương trình. UBND huyện đã vận dụng lồng ghép và huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, phát triển kết cấu hạ tầng nhằm phục vụ đời sống dân sinh, kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS từng bước phát triển.

        Kết quả trong 3 năm (2014-2016), vốn tín dụng chính sách đã cho vay hộ ĐBDT thiểu số là  77.331/183.794 trđ, chiếm (42,97%) toàn huyện, với 3.769 lượt hộ  nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn từ NHCSXH (bình quân hàng năm doanh số cho vay là 25.777 trđ/1.256 lượt hộ vay). Vốn tín dụng đã góp phần giúp 1.454 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn; giúp 690 lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng 1.295 công trình nước sạch &VSMT nông thôn; xây dựng 01 căn nhà theo Quyết định 33/QĐ-TTg; giúp 472 hộ DTTS vay vốn theo quyết định 54 & 755/QĐ-TTg và trên 670 hộ SXKD vùng khó khăn vay vốn...Hoạt động tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đề ra, tập trung phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế huyện nhà.

        Ngân hàng CSXH huyện thực hiện cho vay 11/12 Chương trình tín dụng cho 7 xã thuần đồng bào DTTS, 02 xã và 05 thôn xen ghép đông đồng bào DTTS trên địa bàn huyện. Tổng doanh số cho vay 3 năm là 77.331 trđ  với 3.769 lượt hộ vay vốn. Trong đó 4 xã vùng cao (Phan Điền, Phan Sơn, Phan Lâm và Phan Tiến) giải ngân là 22.068 trđ với 866 lượt hộ vay; 3 xã ĐBDT Chăm (Phan Hoà, Phan Hiệp và Phan Thanh) giải ngân là 41.250  trđ với 2.169 lượt hộ vay; 02 xã ĐBDT Tày, Nùng, Hoa  (Sông Luỹ, Hải Ninh) và các thôn xen ghép (thôn An Lạc, An Hoà - xã Bình An; thôn Lương Bắc -TT Lương Sơn; thôn Đá Trắng, Sông Bằng- xã Sông Bình)  giải ngân là 14.013 trđ với 734 lượt hộ vay. Đến 31/12/2016  số dư nợ quá hạn là 349 trđ, giảm 1.072 trđ, so năm 2013 (bình quân hàng năm nợ quá hạn giảm 357 trđ (23,65%), tỷ lệ nợ quá hạn là 0,15%; nợ khoanh 64 trđ, giảm 1 trđ; số dư nợ xấu là 413 trđ, tỷ lệ nợ xấu là 0,17%. Hầu hết hộ vay sử dụng đúng mục đích, có tích luỹ và vươn lên thoát nghèo, đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho nhà nước khi đến hạn.

        Nhờ vào nguồn vốn vay, trong 3 năm qua (2014-2016), tình hình sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào DTTS tiếp tục ổn định và có bước phát triển; tập quán sản xuất lạc hậu được loại bỏ dần và triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh tăng vụ; chỉ đạo bố trí lịch thời vụ khoa học, hợp lý, hạn chế tối đa các loại dịch bệnh trên cây trồng. Đẩy mạnh cơ giới hoá trong sản xuất, sử dụng các loại giống mới đạt chất lượng và năng suất.Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bước đầu có hiệu quả; đối với các xã miền núi chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang trồng cây công nghiệp, như: Cây cà phê, cây ăn quả, bắp lai, thanh long; đối với các xã vùng đồng bằng chuyển sang vùng lúa chất lượng cao, cây thanh long, trồng sen; các địa phương luôn quan tâm đến một số cây trồng chủ lực như: Lúa, bắp, thanh long, mỳ, mè được đầu tư mở rộng và phát triển diện tích, các con nôi chủ lực như: Bò, dê cừu được đầu tư về số lượng và chất lượng. Có nhiều mô hình trình diễn về trồng trọt như: Mô hình xã hội hoá lúa giống, áp dụng biện pháp thâm canh, giống mới, áp dụng Chương trình "1 phải, 5 giảm"; mô hình cây bắp lai; Chương trình thanh long VietGAP và một số cây ăn trái khác như Táo, mít, bưởi... Chú trọng chương trình con nuôi mới, đa dạng hoá vật nuôi đạt chất lượng và hiệu quả như: Gà an toàn sinh học, dê sinh sản, thỏ sinh sản giống Newzealand, bồ câu pháp tại các xã vùng đồng bào DTTS. Sản xuất nông nghiệp trong vùng đồng bào DTTS phát triển khá, nhiều hộ biết ứng dụng KHKT trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với vùng, miền và thổ nhưỡng; việc hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển chăn nuôi bò là chủ trương đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng và điều kiện của đồng bào, đã góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và mở ra hướng đi mới chuyển đổi cơ cấu con nuôi tại các xã vùng đồng bào DTTS, phát triển kinh tế hộ, nhiều hộ thoát nghèo.Chương trình cho vay HSSV con em vùng đồng bào DTTS được vay vốn để học tập các trường trung cấp, cao đẳng và đại học; nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực tại vùng đồng bào DTTS.

       Nhìn chung vốn tín dụng chính sách, tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn 7 xã và 5 thôn xen ghép hộ ĐBDT tiếp cận được dịch vụ tài chính tín dụng được các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân đồng tình ủng hộ. Vốn tín dụng tín dụng  chính sách trong 3 năm qua đã góp phần giảm 1.171 hộ nghèo (2014 giảm 377 hộ, 2015 giảm 321 hộ và 2016 giảm 504 hộ); giảm hộ cận nghèo là 346 hộ (2014  giảm 46 hộ, 2015 giảm 26 hộ và 2016 giảm 274 hộ); trong đó hộ đồng bào nghèo, cận nghèo DTTS giảm 510 hộ, chiếm 43,22%.

        Các chương trình tín dụng ưu đãi đã và đang góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện; nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước; từng bước thay đổi nhận thức của một bộ phận nhân dân, địa bàn nông thôn ngày thêm khởi sắc, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay. /.


Các tin khác