Bắc Bình 5 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập

Huyện Bắc Bình là huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận gồm 18 xã, thị trấn. Trong những năm qua, bên cạnh việc phát triển kinh tế, huyện Bắc Bình rất quan tâm đến việc phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ vào lĩnh vực đời sống.  

        Huyện đã quan tâm phát huy vai trò của Hội đồng khoa học công nghệ huyện trong việc góp phần vào việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế của huyện, tham gia xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 5 năm của huyện, tham gia hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm, tham gia góp ý dự thảo về khoa học và công nghệ. Công tác phân bổ kinh phí đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện tổng cộng 5 năm phân bổ 858.000.000 đồng và giải ngân 701.384.000 đồng.

        Các đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào thực tiễn đời sống được quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng góp phần vào quá trình phát triển kinh tế chung của toàn huyện. Trạm thực nghiệm giống cây trồng đã nhập giống lúa nguyên chủng để sản xuất giống lúa xác nhận Ma Lâm 48 và Ma Lâm 214. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện mô hình trồng cỏ trên đất ruộng gò, khảo nghiệm giống tỏi mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa (02 vụ lúa và 01 vụ bắp), trồng Điều cao sản (dụ án jica). Các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ được tiếp tục duy trì. Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh xây dựng hệ thống tưới tiết kiệm nước cho cây rau màu, xây dựng mô hình sản xuất xà lách an toàn luân canh với một số rau khác tại xã Phan Rí Thành với tổng kinh phí 119.450 triệu đồng, xây dựng mô hình sản xuất đậu phộng có sử dụng hệ thống tưới phun nhằm nâng cao năng suất với tổng kinh phí 111.218 triệu đồng, xây dựng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính tại xã Sông Lũy với tổng kinh phí 119.220 triệu đồng, xây dựng mô hình nuôi gà an toàn sinh học tại xã Bình An với tổng kinh phí 163.750 triệu đồng, xây dựng thương hiệu con dông Khu Lê Bắc Bình và đưa vào sử dụng có hiệu quả; đang triển khai mô hình nuôi dê lai boer theo phương pháp nuôi nhốt tại thị trấn Lương Sơn với tổng kinh phí 140.570 triệu đồng. Các giống bò chất lượng cao như Brahman, bò 3B, bò Úc, dê bách thảo đang được nuôi sử dụng lai tạo để nâng cao chất lượng đàn bò, đàn dê của địa phương cho hiệu quả kinh tế cao.

        Việc chăm lo, thu hút cán bộ làm công tác khoa học công nghệ được quan tâm. Huyện đã chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trẻ, bảo đảm được hưởng đầy đủ lợi ích vật chất, tinh thần tương xứng với giá trị từ kết quả lao động sáng tạo để không ngừng phát triển bằng chính phẩm chất, năng lực chuyên môn của mình. Tích cực thực hiện các giải pháp nhằm thu hút và khuyến khích cán bộ trẻ có trình độ về công tác tại huyện và cơ sở, nhất là con em người địa phương. Qua đó, tạo môi trường công tác tốt, đồng thời động viên cán bộ, công chức yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

        Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển khoa học - công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế vẫn còn những hạn chế. Mặc dù có chuyển biến nhưng hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện chưa khởi sắc rõ nét chưa thật sự trở thành là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng tuy nhiên việc ứng dụng vào đời sống chưa cao, bên cạnh đó nguồn kinh phí phục vụ cho việc duy trì nhân rộng đề tài, mô hình cònkhó khăn. Một số cơ quan, cá nhân làm công tác ứng dụng khoa học và công nghệ chưa tích cực tham gia như các trạm trại, trường học, bệnh viện. Công tác quản lý và kiểm tra chất lượng hàng hóa trong thời gian qua chưa được tập trung đầu tư đúng mức, việc tăng cường phối hợp với các ngành chức năng liên quan chưa mang tính thường xuyên, chủ yếu mang tính vụ việc thời điểm, nên kết quả đạt thấp và chưa đồng bộ trên các lĩnh vực quản lý chất lượng hàng hóa.

        Để việc phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đạt kết quả tốt, Ban Thường vụ Huyện ủy đề ra phương hướng nhiệm vụ:

        Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản của Trung ương, tỉnh, huyện về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân; từng bước đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

       Phấn đấu đến năm 2020, cơ bản xây dựng được đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa của huyện.

       Duy trì thường xuyên công tác phối hợp giữa tỉnh và huyện trong việc triển khai nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ, tổ chức có hiệu quả công tác tập huấn ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ vào sản xuất đời sống, thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển khoa học và công trên địa bàn huyện.

       Làm tốt công tác quản lý kiểm tra hoạt động khoa học và công nghệ triển khai việc kiểm tra, kiểm soát thị trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện nhằm ngăn chặn kịp thời các hoạt động kinh doanh, mua bán sản phẩm, hàng hoá kém chất lượng.


Các tin khác