Kết quả đạt được đến nay trẻ em sinh ra được cấp giấy khai sinh là 1.687 em, đạt tỷ lệ 100%; trẻ em suy dinh dưỡng ngày càng giảm; việc huy động trẻ em 6 tuổi ra lớp đạt tỷ lệ 100%; trẻ em đi học mẫu giáo đạt tỷ lệ 99,9%. Công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được quan tâm, tỷ lệ trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt trên 98%; tỷ lệ tiêm chủng, phòng ngừa 6 bệnh cho trẻ em đạt 96%; tỷ lệ học sinh bậc tiểu học được khám sức khỏe định kỳ 95% trở lên. Đặc biệt trong đại dịch covid-19, UBND huyện đã lập danh sách trình UBND tỉnh hỗ trợ tiền ăn 367 trẻ là f1 và f0 với tổng số tiền 355.200.000 đồng và hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ sau khi hoàn thành cách ly, điều trị. Triển khai tiêm vắc-xin ngừa covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, mũi 01: 12,943/12,705 trẻ, đạt tỷ lệ 99,51% và mũi 02: 12,636/12,705 trẻ, đạt tỷ lệ 99,46%; trẻ 11 tuổi, mũi 01: 1,814/1,908 trẻ, đạt tỷ lệ 95,07%, mũi 02: 1,594/1,908 trẻ, đạt tỷ lệ 83,54%.
Đối với trẻ em thuộc đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tính đến quý I/2022, toàn huyện có 967/40.991 trẻ, chiếm tỷ lệ 2,45% trẻ em toàn huyện. Trong đó, hơn 70% trẻ em khuyết tật các loại được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng, giáo dục và các dịch vụ công cộng; 100% trẻ em khuyết tật, mồ côi đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế; trên 90% trẻ bị khuyết tật vận động, khuyết tật thần kinh, dị tật nghe, nói, bệnh tim bẩm sinh được giới thiệu khám sàn lọc và phẫu thuật chỉnh hình, điều trị theo các Chương trình tài trợ của Tỉnh triển khai; hàng năm có hơn 30 trẻ được khám lọc phát hiện bệnh tim bẩm sinh và các dị tật. Hiện nay, có 07 trẻ được nhận nuôi dưỡng tại cơ sở tư nhân (cơ sở Trung Tín – thị trấn Chợ Lầu) và trung tâm nuôi dưỡng xã hội Tỉnh, trẻ em mồ côi ở các xã - thị trấn đều được thân nhân họ hàng nhận nuôi.
Bên cạnh đó, thông qua hoạt động của Tổng đài 111 (Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em), 100% thông tin phản ánh qua tổng đài được cán bộ, cộng tác viên ở cơ sở xử lý kịp thời và có kế hoạch can thiệp bảo vệ an toàn cho trẻ em. Năm 2012 đến nay có 02 trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục và có 01 trường hợp trẻ em bị ngược đãi đã được chính quyền, đoàn thể phát hiện, xử lý và giúp đỡ nạn nhân (Đạt chỉ tiêu giảm 20% trẻ em bị bạo lực, ngược đãi, xâm hại và 100% trẻ bị bạo lực ngược đãi xâm hại được can thiệp giúp đỡ kịp thời); không có trường hợp trẻ em lang thang hoặc trẻ em mồ côi mà chưa được nhận chăm sóc nuôi dưỡng; đạt chỉ tiêu giảm tỷ lệ người chưa thành niên phạm pháp xuống 04/10.000 trẻ. Số lượng trẻ em được bảo trợ theo Nghị Định 20/2021/NĐ-CP (trước đây là Nghị định số 136/2013/NĐ-CP) tăng từ 184 trẻ (năm 2012) lên 281 trẻ (năm 2022); trong giai đoạn 2015 - 2022 có 09 trẻ được hỗ trợ đột xuất theo Quyết định 1573/QĐ-UBND ngày 23/6/2015 (do tai nạn tử vong: 06 trẻ; do ngược đại, xâm hại: 03 trẻ). Ngoài ra, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường” bằng nhiều hình thức như hoạt cảnh sinh hoạt dưới cờ, các cuộc thi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao đã gắn kết học sinh với nhau, xây dựng các mô hình “Hòm thư giúp bạn”, hộp thư “Điều em muốn nói”, “Trường lớp không ma tuý” đã góp phần tuyên truyền, phát hiện, tố giác hành vi và người xâm hại trẻ em, phát hiện trẻ em mắc tệ nạn xã hội để có biện pháp giáo dục, ngăn chặn.
Công tác giáo dục, văn hoá, thông tin, thể thao, du lịch cho trẻ em được quan tâm, giai đoạn từ năm 2012 đến nay, huyện tập trung huy động nhiều nguồn lực đầu tư nâng cấp và xây mới hệ thống cơ sở trường học từ mầm non đến THPT, đến nay bảo đảm 18/18 xã có trường lớp kiên cố đạt chuẩn, không còn trường hợp lớp học tạm bợ xuống cấp. Hệ thống mầm non tư thục cũng phát triển mạnh bên cạnh hệ thống trường công lập; các công trình nhà văn hóa, sân vận động, công viên ở các xã, thị trấn tiếp tục được quy hoạch, đầu tư phụ vụ nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em. Phim ảnh thiếu nhi, số lượng đầu tư sách cho thiếu niên ở từng trường học tăng. Các điểm vui chơi cho thiếu nhi trên toàn huyện được quan tâm đầu tư: cấp huyện 02 điểm (Lương Sơn và Chợ Lầu); cấp xã: 45 điểm (tại 9 xã và 36 trường học mẫu giáo); tổng số bể bơi trong huyện đã được đầu tư là 05 bể; một số địa phương, trường học tổ chức các loại hình thể thao phục vụ thiếu nhi: dạy võ cổ truyền, bóng đã mi ni, cầu lông, khiêu vũ,…
Để trẻ em phát triển một cách toàn diện, các ngành, đoàn thể chính trị - xã hội, trường học,… đã thực hiện nhiều phần viện ý nghĩa cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn: trao tặng 18 ngôi nhà nhân ái, nhà Khăn quàng đỏ cho 18 thiếu nhi, đội viên có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí 1.130 triệu đồng; nhân dịp Tết Trung thu hàng năm, tổ chức sinh hoạt cho các em thiếu nhi, các gian hàng trò chơi, tặng hơn 15.200 suất bánh và 11.000 đèn Trung thu; tặng hơn 20.000 xuất quà trị giá hơn 950 triệu đồng…; hỗ trợ vốn vay cho học sinh, sinh viên đang theo học các trường nhằm tạo điều kiện cho con em của hội viên nông dân có thêm động lực an tâm đến trường;...
Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để sống và lớn lên một cách lành mạnh, an toàn. Chúng ta phải quan tâm hơn nữa, có trách nhiệm hơn nữa trong việc bảo vệ quyền lợi cho trẻ em bởi vì trách nhiệm ấy không của riêng ai. Trong thời gian đến, huyện Bắc Bình sẽ tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục những khó khăn, hạn chế để đảm bảo cho trẻ em trên địa bàn được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ một cách tốt nhất./.