Cây trồng chủ lực lúa duy trì được diện tích, ổn định, giai đoạn 2015 - 2020 việc triển khai, thực hiện chuyển đổi giống lúa mới (Đài thơm 8, ST24, ST25, An Sinh 1399, OM 5451, OM84, OM406,…), ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật gắn với liên kết chuỗi giá trị được hình thành, cụ thể lượng giống gieo sạ giảm 120kg -200 kg/ha (giảm 50 kg -100kg/ha); một số hộ nông dân, HTX/NN ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất như: ICM, IPM, Nông - Lộ - Phơi... thường xuyên hơn, đặc biệt một số HTX/NN đã liên kết với tập đoàn Công ty Lộc Trời trình diễn phun thuốc bằng máy bay không người lái; tính đến cuối năm 2020, diện tích chuyển đổi sản xuất giống lúa mới 5.441ha/11.540 ha, đạt 47,14%; trong đó hợp đồng bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch hơn 620 ha. Diện tích cây trồng (lúa, cây ăn quả, nho nhật, nấm, dược liệu...) thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cao với diện tích là 5.118 ha (trong đó lúa, nếp 135 ha; cây ăn quả 4.900 ha; nấm, cây dược liệu: 35 ha, …), Diện tích cây trồng công nghệ ứng dụng nhà màn, tưới tiết kiệm theo hướng tự động hóa, kèm với dưỡng chất, thuốc BVTV... ; ứng dụng phân bón thông minh; được thực hiện với diện tích hơn 21,6 ha, thực hiện trồng rau các loại (2,7 ha), dưa lưới (18,9 ha), thuộc 02 xã Hòa Thắng, Hồng Phong. Cây ăn quả, cây lâu năm tiếp tục được chuyển đổi đúng hướng, diện tích cây lâu năm từ 5,65% (năm 2013) tăng lên 7,45% (năm 2015) và 11,39% (năm 2020); Diện tích các loại cây ăn quả chuyển đổi từ các diện tích đất kém hiệu quả cũng được phát triển mạnh mẽ từ 2.778 ha (năm 2013) tăng lên 3.836 ha (năm 2015) và 6.083 ha (năm 2020) (phụ lục đính kèm).
Trong lĩnh vực chăn nuôi: Giai đoạn từ năm 2015 - 2020 (từ khi triển khai thực hiện Kế hoạch 125/KH-UBND, ngày 12/06/2019 của UBND huyện Bắc Bình về việc triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Bình đến năm 2025): ngành ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện phát triển tương đối toàn diện. Tính đến cuối năm 2020, Đàn bò: 62.050 con, tăng 3.760 con so với năm 2015, đạt 106,5 %; Đàn heo: 70.080 con, tăng 58.687 con so với năm 2015, đạt 615,1 %; Đàn dê - cừu: 21.100 con, tăng 9.815 con so với năm 2015, đạt 187 %; Đàn gia cầm: 800.000 con, tăng 339.000 con so với năm 2015, đạt 173,57 %; Chim yến: 321 nhà, tăng 298 nhà so với năm 2015. Trong giai đoạn này ngành chăn nuôi phát triển nhanh, đồng bộ về số lượng lẫn chất lượng; sản phẩm từ ngành chăn nuôi mang tính hàng hóa cao. Mô hình trang trại chăn nuôi theo hình thức công nghiệp phát triển mạnh, tính đến năm 2020 có 18 trang trại chăn nuôi gia cầm (17 trại Gà, 01 trại Vịt) với quy mô 12.000 con/lứa/trại; 02 trại Bò thịt cao sản với tổng đàn trên 2.500 con; 06 trại nuôi heo thịt quy mô tổng đàn 34.500 con/lứa. Công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi cũng được các ngành chú trọng quan tâm như: Ứng dụng hệ thống điều khiển tự động cho ăn, cho uống, hệ thống điều hòa nhiệt độ trong chăn nuôi trang trại, sử dụng thức ăn tổng hợp trong chăn nuôi để tăng năng suất, chất lượng thịt, trứng đáp ứng nhu cầu thị trường, rút ngắn thời gian chăn nuôi. Tỉ lệ lai tạo các giống bò, dê mới cho năng suất, chất lượng cao... đạt trên 90% do triển khai công tác chọn lọc giống, phối giống thụ tinh nhân tạo.
Công tác quy hoạch rừng trồng, trồng rừng tái sinh, rừng phân tán hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu cấp trên giao tính đến năm 2020 đã trồng được 8.702,4 ha; độ che phủ của rừng đến nay đạt là 55,3 %. Quản lý, bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 698,099 ha/07 xã, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng được quan tâm thực hiện. Công tác giao khoán bảo vệ rừng của các đơn vị chủ rừng với tổng diện tích 42.125,66 ha/949 hộ (Giao khoán theo NQ-04/TU là 26.960,60 ha; theo nguồn vốn sự nghiệp lâm nghiệp là 9.914,73 ha; theo dự án JiCa 2 là 800 ha; theo cung ứng dịch vụ môi trường rừng là 271,03 ha; theo chia sẻ lợi ích là 4.000 ha; theo chương trình mục tiêu phát triển bảo vệ rừng là 179,3 ha).
Về nuôi trồng thủy sản: tính đến cuối năm 2020, diện tích nuôi tôm nước lợ: 84,16 ha, so với năm 2013 tăng 44,16 ha, đạt 210,4 %; sản lượng: 1.200 tấn, tăng 790 tấn so với năm 2013, đạt 292,7 %. Diện tích nuôi cá nước ngọt: 45 ha, so với năm 2013 tăng 05 ha, đạt 112,5 %; sản lượng: 300,5 tấn, tăng 190,5 tấn so với năm 2013, đạt 273,2 %. Các đối tượng nuôi chủ yếu tại địa phương là tôm thẻ chân trắng, cá lóc bông, ốc hương. Hiện nay một số mô hình nuôi đang thực hiện có hiệu quả cao là nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nuôi cá lóc bông thâm canh
Tập trung đẩy mạnh, đầu tư phát triển thủy lợi nhỏ, kiên cố hóa kênh mương nội đồng gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, mở rộng và tăng diện tích tưới đảm bảo nâng cao năng suất cây trồng, tăng hiệu quả sản xuất và đảm bảo phục vụ sản xuất ổn định, thuận lợi trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong những năm qua đã thực hiện kiên cố hóa kênh mương nội đồng được 12.000 m kênh mương nội đồng với tổng kinh phí 16.639 triệu đồng từ các nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vốn Đề án kiên cố hóa kênh mương, vốn đất lúa theo Nghị định 35…; Bộ máy quản lý nhà nước về thủy lợi, đê điều và phòng chống thiên tai được kiện toàn, công tác đào tạo năng lực quản lý khai thác công trình thủy lợi được chú trọng, quan tâm.
Việc ứng dụng khoa học công nghệ và khuyến nông vào sản xuất được quan tâm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản. Chỉ đạo triển khai công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo hướng tập trung, trọng tâm, trọng điểm. Trong đó chú ý chuyển giao, nhân rộng các mô hình sản xuất ở các xã, thị trấn, trong 08 năm đã triển khai hơn 51 mô hình khuyến nông trên 18 xã, thị trấn; tập huấn chuyển giao kỹ thuật thực hiện chương trình khuyến nông tổ chức được 215 lớp với hơn 8.000 lượt nông dân tham dự. (điển hình như: Mô hình xã hội hóa giống lúa; trồng cỏ VA06, thụ tinh nhân tạo bò 3B, trồng bưởi da xanh, mô hình sản xuất các giống lúa mới (Đài thơm 8, ST24, N25, các giống lúa OM...), trồng sen-lúa, Mô hình nuôi gà sinh học kết hợp đệm lót sinh học, mô hình nuôi lươn thương phẩm không bùn, cải tạo giống bò theo hướng chuyên thịt bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; Mô hình phát triển cây trồng cạn thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tập trung đầu tư vào các ngành, nghề sản xuất các sản phẩm là thế mạnh của huyện và có thị trường tiêu thụ cao như: Sản xuất lúa, thanh long, chăn nuôi bò, dê,…. Hiện đã có một số doanh nghiệp đang triển khai đầu tư dự án trên địa bàn huyện: Dự án chăn nuôi bò công nghệ cao của Công ty TNHH Thông Thuận, Công ty TNHH Triệu Hồng, Dự án nuôi tôm nước lợ công nghệ cao của Công ty TNHH Thông Thuận, Công ty TNHH Bảo Ý, Đề án xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với hơn 2.000 ha của tập đoàn FLC…
Về mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, UBND huyện xác định cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tạo chuyển biến căn bản, toàn diện trong ngành nông nghiệp. Thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; trọng tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với liên kết chuỗi giá trị; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đối với cây trồng, vật nuôi chủ lực, lợi thế của địa phương; triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung “Tam nông” và mô hình liên kết “Bốn nhà”; cải thiện đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, sinh thái và bảo đảm an ninh quốc pḥng.
Có thể khẳng định rằng, trong điều kiện có nhiều khó khăn tác động, song nhờ chủ động triển khai kịp thời các giải pháp ứng phó, khắc phục nên các nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu ngành nông nghiệp được duy trì và phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Cơ cấu ngành chuyển biến tích cực nhất là cây trồng, vật nuôi có lợi thế theo hướng nâng cao về chất lượng, hiệu quả. Các vùng sản xuất công nghệ tiên tiến từng bước hình thành, việc áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất trở nên thường xuyên và phổ biến trong sản xuất. Đời sống của đại bộ phận nông dân được nâng lên rõ rệt so với thời điểm trước khi thực hiện đề án tái cơ cấu; các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn được quan tâm tập trung đã góp phần làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn./.