Bắc Bình: Quan tâm bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm yêu thương và sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em. Người nói rằng: “Trẻ em như bút trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Trẻ em là tương lai của gia đình và xã hội, trẻ em phải được thương yêu, bảo vệ, được tạo mọi điều kiện để giáo dục, phát triển nhằm tạo nguồn lực cho mai sau.

        Thấm nhuần lời dạy ấy, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn huyện Bắc Bình luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả tích cực. Nhiều hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em được triển khai, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất để trẻ được sống, học tập, vui chơi trong môi trường an toàn, lành mạnh.

          Quan tâm công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em

        Để công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em được thực hiện tốt, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ và bảo vệ, chăm sóc trẻ em huyện đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực: Tổ chức tuyên truyền theo chủ đề “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”; phối hợp tổ chức 40 lớp tập huấn về trang bị kiến thức về giới tính, kiến thức tự bảo vệ bản thân cho hơn 2.500 học sinh của 10 trường tiểu học và trung học cơ sở. Tổ chức nói chuyện chuyên đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản, tiền hôn nhân cho hơn 1.560 học sinh ở 12 trường THCS trên địa bàn. Xây dựng, củng cố mạng lưới cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại địa bàn thôn, khu phố. Hiện nay có 76 cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em thôn, khu phố; kịp thời can thiệp các đối tượng có hành vi bạo lực, ngược đãi và xâm hại trẻ em, trợ giúp cho các trẻ em bị xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác. Mạng lưới y tế từ tuyến huyện đến cơ sở cũng được đầu tư cơ sở vật chất phục vụ chăm lo sức khỏe cho trẻ em. Trong năm 2020, có 68/68 trường học phối hợp với Trung tâm y tế tổ chức khám tổng quát cho các em học sinh; 28/68 trường học được bố trí nhân viên y tế học đường.

        Nhân dịp tháng hành động vì trẻ em năm 2020, UBND huyện đã trích ngân sách thăm hỏi động viên 229 suất với số tiền 45.800.000 đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khuyết tật, mồ côi; trao tặng 101 suất học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học với tổng số tiền là: 34.500.000 đồng. Nhân dịp Tết trung thu năm 2020 cùng với 40 suất quà tỉnh uỷ quyền, UBND huyện đã trích ngân sách huyện với số tiền 24.360.000 đồng để thăm tặng cho 203 trẻ em mồ côi, trẻ khuyết tật nặng; trao tặng 10 chiếc xe đạp, 98 thẻ Bảo hiểm Y tế và học bổng cho trẻ em với giá trị là 710.813.000 đồng. Phối hợp Trung tâm chấn thương chỉnh hình TP.HCM tổ chức khám sàng lọc cho 20 em khuyết tật trên địa bàn huyện kết quả có 8/20 em đủ điêu kiện phẩu thuật chỉnh hình. Từ các nguồn vận động của Hội chữ Thập đỏ huyện hỗ trợ khó khăn cho 01 học sinh lớp 3 bị gẫy xương ở thôn Ka-lúc (xã Phan Sơn) với số tiền 26.800.000đồng; cấp 61 suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học trị giá 48.250.000 đồng; cấp 40 bộ sách giáo khoa cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Phan Điền 32.000.000 đồng; cấp 2384 suất trung thu cho các em học sinh tại xã Phan Thanh, Phan Tiến, Hoà Thắng, Bình An trị giá 175.580.000đồng. Từ nguồn vận động của Hội đồng đội huyện: Tặng 01 tủ sách học đường cho trường tiểu học Lê Văn Tám với số tiền là 100 triệu đồng; trao tặng 441 phần quà học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn với giá trị 166.200.000 đồng. Các mô hình bảo vệ chăm sóc trẻ em được duy trì hiệu quả, đặc biệt là mô hình “Hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em” và “Mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” ở 02 xã Bình An và thị trấn Lương Sơn.

        Tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, giải trí

        Bên cạnh việc bảo vệ và chăm lo đời sống vật chất cho các em, các hoạt động vui chơi, giải trí cũng được quan tâm. Toàn huyện có 02 điểm vui chơi cấp huyện (thị trấn Lương Sơn và Chợ Lầu), 45 điểm cấp xã (tại 09 xã và 36 trường học mẫu giáo) phục vụ cho các em thiếu tại địa phương. Thư viện huyện và các trường học thường xuyên bổ sung đầu sách cho các em tìm đọc. Các địa phương, các trường học tăng cường tổ chức các loại hình thể thao phục vụ thiếu nhi: dạy võ cổ truyền, bóng đã mi ni, cầu lông, bóng bàn, khiêu vũ,… Ngành giáo dục duy trì “Hội khỏe phù đổng”, tổ chức liên hoan văn nghệ, cắm trại nhân các ngày chủ điểm, tổ chức hội thi “quyền và bổn phận trẻ em”, tổ chức hội thi vẽ tranh “Nét cọ tuổi thơ” ở bậc Tiểu học đã thu hút các em tham gia. Trong Tháng hành động vì trẻ em, các hoạt động như: trại hè thiếu nhi gắn với diễn đàn trẻ em, hội diễn văn nghệ, đi dã ngoại và tổ chức chiếu phim được tổ chức dưới sự tham gia đầy hào hứng của các em thiếu nhi.

        Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong huyện ngày càng được quan tâm hơn, quyền của trẻ em ngày càng được khẳng định và bảo vệ. Tuy nhiên, tình trạng xâm hại trẻ em, trẻ em bị tai nạn thương tích vẫn còn xảy ra. Hệ thống cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp huyện, xã chưa đồng bộ, còn kiêm nhiệm. Việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã cũng gây khó khăn trong công tác theo dõi tình hình trẻ em và bố trí cán bộ làm công tác trẻ em tại cơ sở. Trong khi đó, một số gia đình chưa rõ trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, chưa tạo điều kiện đúng mức cho trẻ em để tham gia các hoạt động đảm bảo quyền của trẻ em; thiếu kiến thức, kỹ năng bảo vệ con em trước những tai nạn thương tích, xâm hại, bạo lực. Hầu hết các địa phương trong huyện chưa có điều kiện đầu tư nơi sinh hoạt văn hóa, sân chơi giải trí đáp ứng nhu cầu của trẻ em, nhất là trẻ em ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Các loại hình văn hóa sách báo, phim ảnh phục vụ cho trẻ em còn quá ít, các hoạt động của nhà trường, đội thiếu niên chưa đáp ứng nhu cầu của các em. Trong khi đó phim ảnh, sách báo, internet không phù hợp với lứa tuổi đã tác động không nhỏ đến tinh thần các em nên hiện tượng trẻ em hư có chiều hướng gia tăng.

        Chính vì vậy, để đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm; tăng cường quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành đối với công tác bảo đảm quyền trẻ em, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em. Xử lý nghiêm các hành vi gây tổn hại đến trẻ em; tập trung công tác chống suy dinh dưỡng trẻ em, công tác phổ cập giáo dục tiểu học; phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn thương tích đặc biệt là đuối nước và bạo lực xâm hại đối với trẻ em. Đảm bảo các công tác trợ giúp đột xuất đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn được kịp thời,…


Các tin khác