Điển hình có, mô hình kinh tế hộ ở xã Bình An, xã Sông Bình thu nhập 600-800 triệu đồng/năm; chăn nuôi bò vỗ béo, nuôi tôm ở xã Phan Rí Thành thu nhập bình quân trên 500 triệu đồng/năm; mô hình trồng sen lấy hạt kết hợp chăn nuôi bò xã Phan Hòa, xã Hải Ninh đã trừ chi phí thu nhập bình quân 400 – 500 triệu đồng/năm. Các mô hình dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, tổng hợp ứng dụng công nghiệp mới để phục vụ sản xuất, thu hoạch, khai thác, chế biến trong nông nghiệp phát triển, có 740 cơ sở đang hoạt động với 1.850 lao động; các mô hình dịch vụ cá nhân cung ứng vật tư, phân bón, thiết bị nông nghiệp trả chậm, dịch vụ sản xuất hiện có trên 1.975 hộ nông dân sản xuất - kinh doanh hoạt động, mua sắm hơn 1.746 chiếc máy cày, máy xới, máy tuốt, sắt mì lát, bóc tách đậu phụng, hạt điều, bắp,… và trên 169 máy gặt đập liên hợp, ngoài việc phục vụ sản xuất cho gia đình còn làm dịch vụ các khâu làm đất, thu hoạch, chế biến, tạo việc làm mới gần 2.500 lao động mỗi năm, tại xã Phan Hiệp, thị trấn Lương Sơn thu nhập bình quân trên 500 triệu đồng/năm đã trừ chi phí; xã Hòa Thắng hạ bình điện khoang giếng chủ động nước tưới cải tạo đất trồng trên 1.000 trụ thanh long, trồng xoài cát Hòa Lộc, kết hợp chăn nuôi bò vỗ béo hàng năm thu nhập từ 170-200 triệu đồng/năm,… Đối với mô hình kinh tế tập thể, tổ liên kết sản xuất hiện nay toàn huyện có 12 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo Luật Hợp tác xã, trong đó có 7 hợp tác xã chuyển đổi và 5 hợp tác xã mới thành lập, đã mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, chuyển dịch vụ các khâu tưới tiêu, cung ứng vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất và thu hoạch, sản xuất và cung ứng giống lúa, tín dụng nội bộ,… cho xã viên. Hội Nông dân thành lập được 14 tổ nông dân liên kết sản xuất: Tổ liên kết giống lúa xác nhận, trồng cây ăn quả, chăn nuôi bò sinh sản, trồng sen lấy hạt, trồng rau sạch,… hoạt động mang lại hiệu quả. Mô hình chuyên canh trồng cây màu, đầu tư chủ động nước tưới gắn với áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất, góp phần trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hàng năm thu nhập bình quân trên 120 triệu đồng/năm tại các xã Hòa Thắng, thị trấn Chợ Lầu,… Ngoài ra hoạt động của làng nghề truyền thống đem lại thu nhập ổn định cho các hộ như: sản xuất bánh tráng thị trấn Chợ Lầu; gốm, gọ xã Phan Hiệp; nhiều hộ gia đình sản xuất truyền thống nghề làm bún xã Phan Rí Thành, thị trấn Chợ Lầu; nghề nấu rượu ở xã Hải Ninh, xã Sông Lũy,… cho thu nhập hàng năm khá, thu hút và tạo thêm việc làm trên hàng trăm lao động.
Bên cạnh hoạt động hiệu quả của các mô hình, từ năm 2012-2017, số hộ đăng ký nông dân kinh doanh sản xuất giỏi đã tăng 21,7% (11.990 hộ) so với nhiệm kỳ trước. Qua bình xét từ Ban Chỉ đạo cấp cơ sở đã có 8.393 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi 4 cấp, đạt 70% so với tổng số hộ đăng ký, tăng 34,2% so với giai đoạn trước. Trong 5 năm qua, với tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, các hộ nông dân giỏi đã giúp được 2.395 hộ khó khăn bằng các hình thức thiết thực như: tạo việc làm tại chỗ cho hơn 13.500 ngày công lao động, giúp đỡ vốn không lãi và lãi thấp mua cây, con giống trị giá 508 triệu đồng, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Qua phong trào, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau giữa các hộ nông dân giỏi với các hộ nông dân nghèo đã trở thành nếp trong sản xuất và đời sống văn hóa của cộng đồng nông thôn. Từ nguồn kinh phí vận động và của Hội còn phối hợp xây dựng được 78 căn nhà cho hội viên khó khăn (trong đó nguồn của hội xây dựng 04 căn nhà tổng giá trị 80 triệu đồng).
Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và nâng cao hiệu quả phong trào, trong thời gian tới, Hội Nông dân huyện sẽ phát huy mạnh mẽ vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; đồng thời, phấn đấu hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu đề ra trong nhiệm kỳ 2018-2023; góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh trên toàn huyện.