Đã có nhiều liệt sĩ là người dân tộc thiểu số, nhiều gia đình được Nhà nước công nhận là gia đình có công với cách mạng và 3 bà mẹ Việt Nam anh hùng: Thị Có (dân tộc Chăm - xã Phan Thanh), Nguyễn Thị Đậu (dân tộc Chăm - xã Phan Hoà), Vòng Sám Chể (dân tộc Hoa - xã Hải Ninh) và chúng ta thật tự hào với những chiến công của 2 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: Mang Đa (dân tộc K’ho- Phan Sơn), Nguyễn Thanh Mận (dân tộc Chăm - Phan Thanh).
Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đến nay Đảng, Nhà nước đã đầu tư hỗ trợ nhiều chính sách, nhiều công trình lớn, nhất là thủy lợi, giao thông và chính sách giáo dục đào tạo cho con em dân tộc thiểu số cùng với sự cố gắng tự lực vươn lên của đồng bào các dân tộc, nên cuộc sống đã có nhiều thay đổi khởi sắc nhất là văn hóa, giáo dục, y tế và cơ bản ổn định cuộc sống. Như: công trình Hồ chứa nước Cà giây, nhà máy thuỷ điện Đại Ninh và thuỷ điện Bắc Bình, khu tái định cư Phan Sơn-Phan Lâm, công trình trung tâm trưng bày văn hoá Chăm, dự án tưới Phan Rí-Phan Thiết...là những chủ trương đúng đắn và phù hợp với tâm tư nguyện vọng của đồng bào các dân tộc trong giai đoạn đổi mới. Nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua sản xuất giỏi; phong trào thi đua học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư như: Phong trào xây dựng dòng tộc văn hoá phát triển toàn diện có tộc họ Đặng, tộc họ Văn (xã Phan Hiệp), tộc họ K’Liên, K’Pan (xã Phan Sơn), tộc họ Mang (xã Phan Điền); Phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi đã xuất hiện những tấm gương điển hình tiến tiến như ông Vưu Chiến Tân (TT/Lương Sơn), ông Đặng Ưng Được, ông Bá Đình Trang (xã Phan Hoà), bà Lâm Thị Cạnh (xã Phan Thanh). Còn nhiều phong trào thi đua và nhiều tấm gương điển hình tiên tiến của đồng bào ... đã góp phần làm thay đổi rõ nét sự phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS. Những thành quả đó có sự đóng góp đáng kể của vai trò già làng, trưởng bản, người có uy tín gương mẫu đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có ông Đặng Văn Lẽo (xã Phan Hiệp), ông Hoàng Văn Quảng (xã Hải Ninh), ông Me Quí Phương (xã Sông Lũy), ông Nguyễn Ngư A (TT Lương Sơn), ông Mang Cai (xã Phan Lâm), ông Phan Thanh Hợp (xã Sông Bình), Bà Huỳnh Thị Rừng (xã Bình An), ông Đặng Gấm (xã Phan Hoà), ông Tồn Sổ, ông Lý A Sáng (xã Phan Thanh)..….
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, đời sống kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn; đầu tư kết cấu hạ tầng chưa hoàn chỉnh; kinh tế một số vùng còn chậm phát triển; đời sống vật chất của đồng bào dân tộc thiểu số nhìn chung còn thấp, mức hưởng thụ về văn hoá, thể thao, y tế, giáo dục và các vấn đề khác còn nhiều hạn chế so với mặt bằng chung; tỷ lệ tập hợp quần chúng là người dân tộc thiểu số vào các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đạt thấp.
Để tập trung lãnh đạo công tác dân tộc thiểu số phát triển một cách bền vững: các cấp uỷ Đảng, các cơ quan, ban ngành từ huyện đến cơ sở cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến các tầng lớp Nhân dân (nhất là các chủ trương, chính sách đối với công tác dân tộc); tập trung thực hiện hoàn thành các mục tiêu theo Nghị quyết 04 của Tỉnh uỷ và Nghị quyết 06 của Huyện uỷ về phát triển toàn diện dân sinh kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách đối với Người Hoa..; trong đó ưu tiên đầu tư cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo các dân tộc đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh và tiến bộ; cổ vũ và khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh./.